Hai phụ nữ thò đầu qua cửa sổ trời 'hóng gió' trên cao tốc: Quá nguy hiểm!
Sau hơn 3 tiếng tranh tài, kết quả giải nhất thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp) do ông Thái Văn Sáu điều khiển; giải nhì thuộc về ngựa số 22 (xã An Hiệp) do ông Lê Thành Chung điều khiển; đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân, ông Vũ Hồng Hưng điều khiển) và ngựa số 32 (xã An Hiệp, ông Thái Bình Thuận điều khiển).
Khởi tranh Cúp bóng đá 7 người quốc gia 2023
Ông Tài cho hay hoạt động chăm sóc cây xanh rất tốt cho sức khỏe, giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. "Tôi luôn ước mong có một khu vườn bên cạnh nhà, sáng sớm thưởng thức ly trà, ngắm nhìn hoa giấy bung nở. Chiều đến, tôi chăm sóc, tưới hoa giấy… như thế đã mãn nguyện rồi. Với tôi, vườn hoa giấy này cũng như người thân của mình, cây nào héo úa cũng rất buồn", ông Tài nói thêm.
Lịch vá lỗi Liên Minh Huyền Thoại mùa 14 năm 2024
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hồ sơ từ năm 2006 đến năm 2020 để xem trường hợp nào phát triển các bệnh về mắt.
Mẹo đơn giản để viết nhanh hơn trên iPhone
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.

Tai nạn thảm khốc 9 người chết: Những tiếng khóc thảm thiết trong đêm lạnh
U.23 Indonesia bị đuổi 2 người, thua tan nát chủ nhà Qatar, HLV Shin mệt mỏi rồi đây
Năm 2024, được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, Tỉnh ủy, cùng sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế của tỉnh Long An phục hồi rõ nét. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Giám đốc Sở Công thương Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 của tỉnh ước đạt 11,885 tỉ USD (xuất khẩu 7,247 tỉ USD, tăng 16,77% so với cùng kỳ, đạt 96,63% kế hoạch; nhập khẩu 4,638 tỉ USD, tăng 17,36%, đạt 85,89% so với kế hoạch). Để có kết quả khả quan như vậy, năm qua, Sở Công thương Long An thường xuyên phối hợp các cơ quan thuộc Bộ Công thương, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại nhiều nước và các địa phương biên giới thông tin tình hình thị trường, chính sách pháp luật của các nước; Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận và tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết; Thông tin cơ hội và thách thức trong xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc; Cung cấp thông tin Hội nghị Halal - thị trường xuất khẩu mới giàu tiềm năng; Đào tạo chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024.Đặc biệt, UBND tỉnh Long An đã phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024, với sự tham gia của trên 100 DN đại biểu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN tham gia xúc tiến thương mại, kết nối giao thương phát triển thị trường; Hỗ trợ trên 650 lượt DN tham gia các sự kiện, trong đó khoảng 150 lượt DN tham gia sự kiện có yếu tố nước ngoài.Sở Công thương Long An phối hợp đón đoàn DN Đài Loan tìm hiểu dự án (DA) điện mặt trời và Tập đoàn Obayashi (Nhật Bản) tìm hiểu DA sử dụng các thiết bị sản xuất và lưu trữ hydro bằng điện mặt trời; Tiếp và làm việc với đoàn Thương vụ Việt Nam tại Singapore; Tiếp và làm việc với đoàn Cơ quan thực phẩm Singapore, khảo sát của đoàn chính quyền tỉnh Okayama (Nhật Bản) với các DN Long An; Tham dự chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế"; Tổ chức đoàn tham gia xúc tiến thương mại tại Trung Quốc; Tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Song song đó, Sở Công thương Long An đẩy mạnh xúc tiến thương mại chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, nhất là hỗ trợ DN tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Alibaba, Amazon.Cũng theo ông Quang Hùng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng của Long An ước đạt 10,95%. Tăng trưởng tập trung ở những ngành công nghiệp chủ đạo như: sản xuất trang phục tăng 47,29%, giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,26%, thiết bị điện tăng 19,68%, kim loại đúc sẵn tăng 18,8%, hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 15,99%… Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 10,5%, đáng chú ý trong đó sản phẩm thiết bị bán dẫn tăng đến 88,5%.Trong năm 2024, Long An đã khởi công nhiều DA công nghiệp, thương mại có vốn đầu tư lớn, như: Nhà máy nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, Trung tâm thương mại AEON ở TP.Tân An; Nhà máy hoàn thiện sản phẩm dệt Thái Tuấn…Các chỉ số thu hút đầu tư của Long An tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, năm 2024 tỉnh thành lập mới 2.302 DN với tổng vốn đăng ký 23.233 tỉ đồng (tăng 6,5%). Đến nay, toàn tỉnh có 19.515 DN đăng ký hoạt động với tổng vốn 392.709 tỉ đồng. Hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới 6.919 hộ, với số vốn 1.906,6 tỉ đồng; tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh 87.791 hộ. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 57 DA trong nước với tổng vốn đăng ký mới là 175.313 tỉ đồng (tăng gần 90.137 tỉ đồng so với năm 2023). Đến nay, Long An có 2.250 DA với số vốn đăng ký 474.578,3 tỉ đồng. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2024, Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 104 DA, vốn đầu tư cấp mới 507,83 triệu USD. Đến nay, tỉnh có 1.377 DA, tổng vốn đầu tư đăng ký 12,6 tỉ USD, trong đó có 635 DA đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 4,213 tỉ USD.Long An hiện có 44 khu - cụm công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với tổng diện tích 7.100 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 75%; Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư.Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư, giá thuê dao động từ 150 - 275 USD/m²/chu kỳ.Với "đòn bẩy" là phát triển hạ tầng giao thông kết nối các đô thị trung tâm và các khu vực kinh tế trong tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, kết hợp các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả cao…, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Long An năm 2024 đạt khoảng 8,3%, đứng thứ 3 vùng ĐBSCL. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục duy trì theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,82% GRDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 52%; dịch vụ chiếm 26,4%. Tổng thu ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 đứng thứ 2/63; Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI 2023 có sự đột phá khi tăng đến 16 bậc so với năm 2022 và đứng ở vị trí thứ 12 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của lãnh đạo tỉnh Long An trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững, phát triển nền kinh tế xanh.
Cầu thủ 'YouTuber' thi đấu ở giải bóng rổ vô địch Hà Nội 2023
Như vậy, chỉ còn vài ngày nữa thôi, chương trình ưu đãi 10% khi mua vé sớm sẽ chính thức khép lại. Đây là tuần cuối cùng để khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và đảm bảo có một chỗ tại sự kiện ẩm thực lớn nhất trong năm. Với cùng hạn thời gian, ban tổ chức đồng thời áp dụng ưu đãi 20% giá vé dành cho khách có sinh nhật ngày 1.8.1975, là ngày thành lập Saigontourist Group.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 – 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 – 1.8.2025).Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 cũng cho biết đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khách hàng đã mua vé sớm. Cầm 10 vé trên tay, chị Mai Lan ở quận 7 hồ hởi chia sẻ: "Tôi đã mua vé cho cả nhóm bạn thân. Chúng tôi rất mong chờ được cùng nhau khám phá những món ăn mới lạ và độc đáo tại lễ hội".Từ thành phố Thủ Đức, anh Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi là một người rất đam mê ẩm thực, nên không thể bỏ lỡ sự kiện này. Mua vé sớm giúp tôi tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong thời buổi khó khăn hiện tại". Còn đây là cảm xúc của một khách hàng ở quận Bình Tân: "Tôi rất vui khi đã mua được vé với mức giá ưu đãi. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tôi và gia đình cùng nhau tận hưởng những ngày cuối tuần thật ý nghĩa".Trong khi đó, anh Quang Huy (quận 5) cho biết: "Tôi có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group nên nhận được ưu đãi tới 20%. Tôi đã nhanh tay mua ngay 10 vé để cùng gia đình và bạn bè đến tham gia lễ hội". Không chỉ khách lẻ, nhiều khách hàng doanh nghiệp cũng đã sớm mua vé Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 dùng làm quà tặng cho cán bộ, nhân viên và đối tác. "Công ty tôi đã đặt mua 100 vé tặng cho cán bộ, nhân viên để họ cùng gia đình tận hưởng hương vị và không khí lễ hội văn hóa ẩm thực đặc sắc này như một sự tưởng thưởng về tinh thần sau những nỗ lực của họ trong công việc. Chúng tôi đã được giao vé tận nơi. Mọi người đều rất phấn khởi vì sắp được dịp trải nghiệm một sự kiện độc đáo trong năm", bà Trần Thị Hạnh, quản lý bộ phận nhân sự của một công ty kinh doanh dịch vụ địa ốc tại TP.HCM, cho biết. Bà cũng rất vui khi loạt vé này được giảm ngay 10% trên tổng giá trị hóa đơn. Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực Việt Nam, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ Khmer, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông – Tây Bắc, chợ nổi đậm chất Nam Bộ.Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam Bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế.Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí. Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vn
Giành Chủ Bull Bull
"Vì Ukraine liên tục từ chối gia hạn các thỏa thuận này, Gazprom đã bị tước mất khả năng kỹ thuật và pháp lý cung cấp khí đốt để vận chuyển qua ngã Ukraine kể từ ngày 1.1.2025. Việc cung cấp khí đốt của Nga để vận chuyển qua ngã Ukraine đã dừng lại vào lúc 8 giờ sáng theo giờ Moscow", Gazprom thông báo, theo Hãng tin TASS.Gazprom chỉ ra rằng các thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với công ty Naftogaz của Ukraine về hợp tác giữa các đơn vị khai thác hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga và Ukraine đã hết hạn vào ngày 1.1. Thỏa thuận này quy định vận chuyển 40 tỉ m3 khối khí đốt của Nga qua ngã Ukraine mỗi năm. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỉ m3 khí đốt qua Ukraine tới châu Âu vào năm 2023, giảm so với mức 65 tỉ m3 khi hợp đồng 5 cuối cùng bắt đầu vào năm 2020."Chúng tôi đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường, họ sẽ phải chịu tổn thất về tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm nay, theo Reuters.Bộ Năng lượng Ukraine cũng nhấn mạnh việc vận chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine "đã bị dừng lại vì lợi ích an ninh quốc gia".Việc dừng trung chuyển khí đốt nói trên sẽ khiến Gazprom mất gần 5 tỉ USD doanh số bán khí đốt, trong khi Ukraine sẽ không thu được khoảng 800 triệu USD/năm phí trung chuyển từ Nga, theo Reuters.Việc dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine đã được dự kiến diễn ra sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Ukraine đã kiên quyết không gia hạn thỏa thuận trong bối cảnh có xung đột quân sự.Nga hiện vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream ở biển Đen. TurkStream có hai tuyến - một tuyến cho thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến còn lại cung cấp cho các khách hàng ở Trung Âu, trong đó có Hungary và Serbia, theo Reuters.Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine vào năm 2022 bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế. Những bên mua khí đốt còn lại của Nga thông qua Ukraine như Slovakia và Áo cũng đã sắp xếp nguồn cung thay thế.Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi việc trung chuyển khí đốt từ Nga qua ngã Ukraine dừng lại. Moldova cho hay nước này sẽ cần đưa ra các biện pháp để giảm 1/3 lượng khí đốt sử dụng.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của EU về diễn biến nói trên.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư